#mẹ bầu bị Covid
Explore tagged Tumblr posts
Text
tình yêu có thực sự làm chúng ta ngu ngốc?
tôi có một cô bạn có mối tình từ năm 19 tuổi đễn bây giờ. có thể gọi là đẹp không sau từng ấy chuyện xảy ra?
đợt covid đầu tiên năm 2020, chúng tôi tâm sự với nhau rất nhiều khi cả hai đều cảm thấy những bất an trong tình yêu của mình. phụ nữ mà nếu có lo lắng điều gì, thì điều đó có thật. họ quen nhau khi cô làm thêm trong một quán nướng, sau nhiều bữa nhậu, họ nảy sinh tình cảm trong một đêm hắn tặng cô chiếc đồng hồ của hắn như một lời tỏ tình. cô gửi cho tôi những đoạn tin nhắn giữa họ. bạn tôi là một người bất an còn gã trai kia tính khí còn nhiều trẻ con và họ bằng tuổi nên nhiều lúc bạn nam sẵn sàng dùng những từ ngữ chửi rủa, văng tục lên cô. họ cứ vậy cô bất an, hỏi han dồn dập, anh cáu giận, chửi rủa cô, đòi chia tay, cô níu kéo, anh qua cơn giận thì xin lỗi họ lại tiếp tục bên nhau. đến đây thì tôi bảo cô ngố thế, yêu ai mà mình khổ sở, ai mà chửi tui vậy tui bỏ luôn. rồi mọi chuyện đi xa đến nỗi cô bộc lộ với tôi, năm ngoái cô lỡ dính bầu, gã ép bỏ, cô tự mình đi phá, tự xài tiền của mình thậm chí đoạn đó hắn còn đòi chia tay mà bạn tôi ngu si, mù quáng thế nào vẫn níu kéo gã. đến giữa đợt covid 2020, xa nhau họ chia tay, hắn bảo bồi thường cho c�� 10tr, cô vội vã lên hà nội dù trường chúng tôi chưa bảo học sinh quay lại. thì sau đó họ đã quay lại, cô hay nấu đồ ăn cho hắn, sẽ mua nhiều sữa bánh cho hắn, sẽ tiết kiệm tiền đưa cho hắn thì trước giờ vốn vậy r tần suất có là tăng lên thôi. lúc này thế giới của bạn tôi chỉ có mình hắn.
đoạn này tôi vừa thương vừa tức bạn tôi.
hành động của bạn tôi có phần đúng với tâm lý tự nhiên khi bạn tôi lớn lên trong 1 gia đình không mấy êm đềm và phụ thuộc nhiều bởi gắn bó với bố. cô kể khi sinh ra thì mẹ bị trầm cảm trong giai đoạn đó bố cô mê công tiếc việc mặc kệ mẹ cô, rồi mẹ cô mang bệnh thần kinh đến bây giờ, bố cô lập gia đình mới, mẹ cô trở về sống với ông bà ngoại lại như một đứa trẻ. còn bạn tôi, đoạn này cô kể tôi không hiểu lắm, có lẽ vì bé không có sự lựa chọn cô theo bố, mụ dì ghẻ luôn so đo kiếm chuyện, phần cơm trong bát luôn ít, bố khi đi làm xa về sẽ luôn đánh đập, mắng mỏ cô. nhưng bù lại bố sẽ đưa cho cô một chút tiền vậy là cô nghĩ cái đánh đó là đúng. vô thức bạn tôi đã lặp lại sự gắn bó này với bạn trai của mình, vô thức lặp lại sự bất hạnh khi lớn. điều này chỉ có thể giải quyết nếu cô tự xây dựng cho mình khả năng ứng phó bất an, cân bằng mâu thuẫn, nhu cầu, trên lý thuyết là vậy nhưng mọi thứ thật sự khó khăn với người trong cuộc. đợt nọ tôi cũng ngồi giải thích cho cô rất nhiều điều, tại sao cô vẫn mù quáng vậy. nhưng tình yêu mà, đối với người trong cuộc làm gì có đúng và sai. gã nam kia lại tìm cô, họ lại tiếp tục bên nhau. đến đây tôi kh biết mối quan hệ của họ còn vậy không, nhưng cách cô thay đổi suy nghĩ, tính cách tôi không chắc mọi chuyện đã tốt lên.
tình yêu của người khác là thứ vốn dĩ không nên ngưỡng mộ, bạn chẳng thể biết đã có những gì diễn ra giữa họ, sẽ có người phải hy sinh, sẽ có kẻ chẳng chịu bỏ cái tôi... hmm và cũng không nên đánh giá người khác khi yêu, vì chính bản thân tôi cũng yêu sai cách, cũng làm tổn thương, cũng bị tổn thương.
3.7.24
0 notes
Text
Chào mọi người. Chỉ muốn tâm sự cuộc đời của mình tí.
Mình năm nay 24 tuổi , mình lớn lên ở cô nhi viện nên không biết ba mẹ mình là ai. Năm 17 tuổi mình rời cô nhi với vỏn vẹn 200k trong túi rồi bắt đầu cuộc sống ngoài xã hội của mình.
Những ngày đầu mình mua mấy gói mì ăn sống rồi ngủ tạm ở công viên. Cả tuần liền mình ko xin được việc, cũng may có vợ chồng cô hủ tiếu gần đ�� thấy mình lang thang nhiều ngày ở công viên nên gọi mình vào cho ăn rồi phụ việc. Xem như lần đầu ra đường gặp quý nhân.
Sau đó mình làm nhiều việc như giữ xe , bưng bê quán cf, bán vé số. 2 năm sau mình để dành đc 6 triệu đủ để mua con xe cũ chạy grab.
Rồi cuộc đời mình va phải 1 chị công nhân lớn hơn mình 3 tuổi. Quen nhau rồi chị có bầu, mình lúc đó cũng vui vì nghĩ sắp đc làm ba nên cố gắng làm để kiếm tiền lo cho 2 mẹ con. Rồi chị cũng sinh con bình an, nhưng 5 tháng sau khi con mình chưa dứt sữa thì chị bỏ đi , chị bảo khổ quá ko chịu được rồi cắt đứt liên lạc.
Mình không muốn con mình giống mình, ít nhất là nó phải còn có cha nên mình cố gắng nuôi con. Đôi lúc mình để con ở phòng trọ nhờ mấy cô chú sát phòng ngó giùm, đôi lúc buộc bé trên người chạy với mình cả ngày ngoài đường. Nhiều lúc khách thấy thương cũng cho thêm. Nhưng có lúc chở khách bị quịt tiền, bị đánh.
Rồi mọi chuyện cũng trôi qua êm đềm , mặc dù những ngày đầu có chút khó khăn nhưng khi nhìn người thân duy nhất là con gái mình lớn lên từng ngày đó cũng là động lực để mình cố gắng . Cho tới năm 2021 khi TP Hồ Chí Minh bùng phát dịch covid , hai cha con chẳng may bị nhiễm, con mình đã không qua khỏi, bé mất khi được 2 tuổi. Lúc đó thế giới mình như sụp đổ .
2 năm nay , nỗi đau mình cũng tạm nguôi ngoai. Vẫn phải cố gắng ko chịu thua số phận. Cũng để dành đc 30 triệu, muốn đi học nghề làm bánh mì.
Dạo này cảm cơ thể mệt mỏi, đi khám thì phát hiện bị ung thư dạ dày, chắc là hậu quả của việc ăn uống thất thường. Lúc nhận được kết quả mình chỉ biết lắc đầu cười, cuộc đời mình trải qua nhiều cay đắng nên lần này cũng bình tĩnh tiếp nhận.
Giờ mình đang tìm hiểu thủ tục hiến tạng, số tiền kiếm được mấy năm qua sẽ gửi tặng cho trại mồ côi đã nuôi mình khôn lớn. Hy vọng ít nhiều mình cũng có chút giá trị cho xã hội này.
Đã từng có 1 câu nói khiến mình luôn giữ trong lòng : Tâm không khổ nhưng mệnh khổ.
Cre: Đáy xã hội - Bạn không thể flex, tôi cũng vậy!.
1 note
·
View note
Link
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu mắc Covid nên ăn gì?1. Covid ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe bà bầuHiện nay, đa số bệnh nhân mắc Covid đều ở dạng nhẹ và có thể hồi phục sau khoảng 7 - 10 ngày chăm sóc. Tuy nhiên, những di chứng hậu Covid vẫn là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Họ là đối tượng rất nhạy cảm và sẽ chịu nhiều ảnh hưởng liên quan tới sức khỏe do vi rút gây ra. Tốt nhất chị em nên chủ động tìm hiểu bà bầu bị Covid uống thuốc gì để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong thời gian nhiễm bệnh.Thai phụ nhiễm Covid có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhiĐối với thai phụ không mắc bệnh nền, khi nhiễm Covid, họ phải đối mặt với nguy cơ thai phát kiểm kém hơn so với bình thường, thậm chí là thai lưu. Tình trạng này có thể xuất hiện với phụ nữ mang thai trong những thai đầu tiên. Nếu như bạn đang mang thai từ 37 tuổi trở lên, em bé có khả năng sinh non và cần sự chăm sóc đặc biệt từ đội ngũ y bác sĩ.Đáng lo nhất là bệnh nhân đang mắc bệnh lý thai kỳ, ví dụ như tiểu đường hoặc tình trạng tăng huyết áp. Bệnh thường có xu hướng trở nặng trong một thời gian ngắn, có thể sinh non hoặc thai lưu nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.Như vậy, tùy vào tình hình sức khỏe của từng người, những ảnh hưởng do bệnh Covid lên bà bầu có thể khác nhau. Mọi người không nên chủ quan và bỏ qua việc theo dõi, điều trị tích cực.2. Bà bầu bị Covid uống thuốc gì?Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: bà bầu bị Covid uống thuốc gì? Bởi vì trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ phải cẩn thận khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng xấu tới em bé trong bụng.Bạn có biết: bà bầu bị Covid uống thuốc gì?Nhìn chung, phương pháp điều trị Covid dành cho mẹ bầu tương đối giống so với những bệnh nhân khác, nếu có triệu chứng nào thì họ sử dụng loại thuốc trị bệnh thích hợp. Trước tiên, chúng ta cần theo dõi xem bà bầu có dấu hiệu sốt hay không, nếu thân nhiệt trong khoảng 37 - 39 độ thì bệnh nhân đang sốt nhẹ và vừa. Đặc biệt, mọi người nên cẩn trọng khi phụ nữ đang mang thai sốt cao từ 39 độ C trở lên. Thông thường, bệnh nhân nên uống thuốc khi nhiệt độ cơ thể rơi vào khoảng 39,5 độ C.2.1. Đối với thai phụ tự điều trị tại nhàVậy bà bầu bị Covid uống thuốc gì để không ảnh hưởng tới thai nhi? Bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ và điều trị bằng Paracetamol giúp hạ sốt. Lưu ý là mẹ bầu chỉ nên uống từ 2 - 4 viên thuốc một ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 4 - 6 tiếng. Nếu lạm dụng thuốc hạ sốt thì việc điều trị có thể không đạt hiệu quả, đồng thời ảnh hưởng tới thai nhi.Trong một số trường hợp, thai phụ có tiền sử dị ứng với các thành phần thuốc Paracetamol, bác sĩ có thể cân nhắc cho họ sử dụng Ibuprofen. Tuy nhiên, loại thuốc này tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối. Mọi người nên lưu ý vấn đề này để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng xảy ra.Ngoài ra, trong quá trình tự điều trị tại nhà, thai phụ cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể, kết hợp sử dụng nước điện giải Oresol để tăng hiệu quả, cải thiện tình trạng sức khỏe.Chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc2.2. Đối với thai phụ điều trị tại bệnh việnNếu như tình trạng sức khỏe có nhiều diễn biến xấu, thai phụ cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ hướng dẫn bà bầu bị Covid uống thuốc gì. Cụ thể, những triệu chứng nặng mọi người nên lưu ý đó là: sốt cao từ 39 - 40 độ C, chỉ số SpO2 dưới ngưỡng 95%. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể kể tới như: bệnh nhân cảm thấy khó thở, thở gấp, da dẻ xanh xao, thậm chí là rơi vào tình trạng mệt, ngủ li bì…Tại bệnh viện, số lượng người bệnh nhiễm Covid tương đối cao, chính vì thế bạn sẽ không được cung cấp đầy đủ vật dụng cần thiết. Tốt nhất, trước khi nhập viện, mẹ bầu nên chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân, ví dụ như: khẩu trang, dung dịch sát khuẩn và một số loại thuốc bổ.Nếu tình trạng bệnh trở nặng, mẹ bầu cảm thấy khó thở, bác sĩ thường kết hợp điều trị bằng thuốc và các phương pháp hỗ trợ khác. Một số trường hợp bệnh nhân phải thở máy hoặc tiến hành phương pháp ECMO. Lúc này, chúng ta nên hợp tác cùng với y bác sĩ điều trị để kiểm soát triệu chứng bệnh, cải thiện sức khỏe sớm.Khi triệu chứng trở nặng, mẹ bầu nên tới cơ sở y tế điều trị3. Hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu nhiễm Covid tại nhàBên cạnh việc tìm hiểu bà bầu bị Covid uống thuốc gì, chúng ta cần nắm được cách chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà. Trên thực tế, nếu được chăm sóc đúng cách thì tình hình sức khỏe sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người thân trong gia đình.Đầu tiên, chị em nên chủ động theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên để nắm được tình hình bệnh và sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Việc lạm dụng thuốc điều trị sẽ không đem lại lợi ích đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, chúng ta nên quan tâm nhiều tới chế độ dinh dưỡng, đảm bảo bổ sung đủ nước và dưỡng chất thiết yếu. Đó là cách tốt nhất để tăng cường đề kháng, giúp bệnh nhân có sức chống chọi với bệnh Covid.Khi nhiễm bệnh, thai phụ vẫn nên duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng thay vì nằm nghỉ suốt cả ngày dài. Một số bài tập nhẹ, kèm theo việc luyện tập hít thở có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe. Bệnh nhân nhớ sát khuẩn tay thường xuyênĐồng thời, để ngăn ngừa khả năng lây bệnh cho mọi người, thai phụ nên đeo khẩu trang và sát khuẩn các đồ vật mình thường xuyên sử dụng nhé!Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc: bà bầu bị Covid uống thuốc gì? Tốt nhất bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, và tuân thủ nguyên tắc có triệu chứng gì thì điều trị loại thuốc đó.Theo: Medlatec
0 notes
Text
20230123 - mùng Hai tết con Mèo
Sáng ngủ dậy được hỏi : đi Mỹ không bé? Ngỡ ngàng quá xá. Câu hỏi bây giờ là đi hay không đi? Bác nói bác có thể bảo lãnh mình đi, chỉ cần mình muốn, giờ thủ tục đi Mỹ đơn giản hơn trước rồi, không có quan hệ huyết thống vẫn bảo lãnh đi được. Thế là hai vị cô cô và mẹ quay sang hỏi mình muốn đi không, vì trong nhà người có khả năng đi cao nhất là mình, đơn giản vì mình giỏi tiếng Anh.
Giấc mơ Mỹ của mình bắt đầu từ năm học lớp 8, lần đó suýt chút nữa đã được sang bên kia bờ Thái Bình Dương rồi. Sau đó, dần dần lớn lên cũng dần dần từ bỏ giấc mơ ấy. Đến khi dịch Covid nổ ra, mình quằn quại với trầm cảm, muốn thoát khỏi căn nhà này một cách đường hoàng nhất, thế là nghĩ đến việc di dân. Nhưng khi ấy, phần vì dịch, phần vì bác không có khả năng bảo lãnh, phần vì thủ tục xin visa quá khó khăn, nên mình từ bỏ. Nay, được biết có cơ hội đi Mỹ, mà khả năng đi được khá cao, ấy thế mà mình lại chần chừ.
Giấc mơ Mỹ của mình, hóa ra mình đã từng có một thời mơ mộng như thế, cái thời mà mình chưa biết yêu một người đến hoang tàn tuổi trẻ như bây giờ.
.
Bao giờ lấy chồng?
Lấy chồng đi cho mẹ nhờ!
Không được ở vậy giống 2cô nghe chưa?
Lấy chồng đi con!
Haizzzzz
Mùng 2 về thăm họ hàng bên ngoại. Không đi thì thôi mà ló mặt ra khỏi nhà là y như rằng bị hỏi tới tấp chuyện kết hôn.
Buồn chứ!
Cái người mà mình muốn bầu bạn suốt đời vừa nhắn tin bảo anh về lúc chiều, vừa đóng cửa nhà hàng xong thì nhớ mình.
Buồn cười vậy đấy! Cười cuộc đời mình vẫn đen như chó mực ngay đầu năm mới thôi. Dù có ráng không khóc vào ngày mùng 1 thì sang mùng 2 khóc có khác gì?
Chuyện bọn mình, vẫn luôn buồn như vậy, buồn phát khóc!
0 notes
Text
Bà bầu bị Covid 19 uống nước dừa có được không?
Trước tình hình dịch covid phức tạp, tránh lây nhiễm covid là ưu tiên hàng đầu của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu không may bị nhiễm thì mẹ bầu bị Covid 19 có được uống nước dừa không?
Bà bầu bị nhiễm Covid 19 có được uống nước dừa không?
Theo PGS.TS Phạm Duệ - Nguyên Trưởng khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai từng đề xuất tới các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 cung cấp nước dừa xiêm (hoặc dừa các loại) để bổ sung năng lượng và điện giải cho người bệnh. Do đó, mẹ nên uống nước dừa khi bị Covid xuất hiện triệu chứng tiêu chảy gây mất chất điện giải. Nước dừa chứa tới 94% là nước, rất ít chất béo và được đánh giá là giải pháp tuyệt vời giúp cung cấp nước bằng các chất điện giải tự nhiên. Mẹ nên chọn nước dừa không đường để tránh tiêu thụ thêm đường, có thể gây cản trở khả năng miễn dịch. Hơn nữa, nước dừa chứa các axit amin, axit hữu cơ, các enzyme, nhiều loại vitamin (vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C,…) tốt cho sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng góp phần giúp mẹ sớm hồi phục khi mắc Covid. (xem thêm: thuốc sắt và axit folic tốt cho bà bầu giúp bổ sung vitamin B9 ngừa dị tật thai nhi)
Nước dừa đem lại nhiều lợi ích, xong, mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ uống nước dừa với liều lượng phù hợp, không nên uống quá nhiều. Gợi ý một số thực phẩm và đồ uống sau đây hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch cho bà bầu bị Covid 19:
Súp gà: món ăn bổ dưỡng cho người ốm giúp nhanh hồi phục. Súp gà có tác dụng làm tăng lưu lượng chất nhầy và loại bỏ virus khỏi cơ thể.
Yến mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt: Covid 19 có thể gây ra chứng viêm, theo các nhà nghiên cứu, yến mạch hay gạo lứt, bánh mì nguyên cám,…đều có liên quan đến việc giảm các dấu hiệu viêm.
Trái cây và rau xanh: cung cấp nguồn chất xơ và vitamin dồi dào, chế độ ăn uống dựa trên thực vật sẽ giảm nguy cơ phát triển Covid và giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Sữa chua Hy Lạp: bổ sung protein, cung cấp vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, tác động trực tiếp đến khả năng miễn dịch cũng như chức năng phổi.
Trà mật ong ấm: uống trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.
>>Xem thêm: bà bầu bị mất ngủ phải làm sao
Lưu ý cách điều trị bà bầu bị Covid 19 nên biết
Giải pháp điều trị khi bà bầu bị Covid 19 Chăm sóc mẹ bầu bị nhiễm covid cần chú ý những điều dưới đây:
Mẹ cần thường xuyên đeo khẩu trang, thay khẩu trang ít nhất mỗi ngày 2 lần, cần phải khử khuẩn bằng cồn khi cởi bỏ khẩu trang.
Vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn thường xuyên tay hay các vật dụng, bề mặt tiếp xúc như: tay nắm cửa, tủ lạnh, mặt bàn, bồn cầu,…
Đo thân nhiệt tối thiểu mỗi ngày 2 lần, đặc biệt khi cảm thấy bản thân có dấu hiệu sốt. Mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ uống thuốc hạ sốt khi bị sốt trên 38,5 độ C.
Sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu 2 lần mỗi ngày vào 2 buổi sáng, chiều để theo dõi, đảm bảo lượng oxy cung cấp cho em bé trong bụng.
Duy trì thực đơn ăn uống khoa học, đảm bảo đủ 4 nhóm chất như: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất (đặc biệt là sắt cho bà bầu, canxi, kẽm,…)
Nghỉ ngơi hợp lý, uống đủ nước 40ml/kg cân nặng/ngày, sốt có thể lau người bằng nước ấm ở khoảng 36 độ C,…
Mẹ có thể tập các bài tập thở khoảng 15 phút mỗi ngày giảm thiểu tình trạng khó thở.
>>Xem thêm: viên uống DHA cho bà bầu giúp nâng cao hệ miễn dịch mùa dịch
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi bà bầu bị Covid 19 Bên cạnh xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ bổ sung thêm viên sắt, canxi, axit folic, DHA,…giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà ăn uống khó đảm bảo. Ngoài ra, mẹ cũng nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch với thành phần an toàn, lành tính và liều lượng phù hợp. Cụ thể, thảo dược tăng đề kháng cho bà bầu có chứa các thành phần như kẽm, vitamin C kết hợp hài hòa cùng chiết xuất tỏi khô và nước ép quả mâm xôi đỏ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ hiệu quả. Mẹ cần chọn sản phẩm chính hãng tại địa điểm bán tin cậy, dù trong nước hay nhập khẩu cũng cần được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Hàng nhập khẩu mẹ nên ưu tiên sản phẩm có công ty phân phối độc quyền, rõ ràng tại Việt Nam sẽ đảm bảo chất lượng.
>>Xem thêm: mua viên sắt cho bà bầu ở đâu tốt nhất Mong rằng mẹ bầu luôn giữ vững được sức khỏe, an toàn trong đại dịch và chờ ngày đón con yêu chào đời thành công!
#bà bầu bị Covid 19#bà bầu bị Covid 19 có được uống nước dưa không#bà bầu bị Covid#mẹ bầu bị Covid#bầu bị Covid#chăm sóc bầu#sắt bà bầu
0 notes
Text
Phải làm sao khi bà bầu bị COVID tiêu chảy?
Với tình trạng dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay, phụ nữ mang thai cũng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt hơn. Nếu không may thai phụ bị mắc Covid-19 bị tiêu chảy thì phải xử trí như thế nào?
Bà bầu bị covid có biểu hiện gì?
Bà bầu mắc Covid cũng có những triệu chứng tương tự những người không mang thai như:
Ho
Sốt
Mệt mỏi
Mất khứu giác hoặc vị giác
Các triệu chứng trung bình:
Đau đầu
Đau họng
Tiêu chảy
Đau nhức cơ thể
Da nổi mẩn
Ngón tay chân bị tím tái hoặc tấy đỏ
Mắt ngứa, đỏ
Các triệu chứng nghiêm trọng:
Đau ngực
Khó thở
Không thể nói hoặc cử động bình thường
Không tỉnh táo
Sốt cao hơn 38.5 độ kéo dài và khó hạ sốt
Với những bà bầu mắc COVID có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình có thể điều trị tại nhà theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý uống bất kỳ một loại thuốc nào không nằm trong đơn thuốc đã được chỉ định để nâng cao hiệu quả điều trị và không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Chú ý tăng cường sức đề kháng cho bà bầu bằng cách bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng mỗi ngày.
>>Xem thêm: sắt cho bà bầu mua ở đâu để ngừa thiếu máu
Cách cải thiện tình trạng bà bầu bị COVID tiêu chảy
Dưới đây là một số cách giúp mẹ bầu ứng phó với tình trạng tiêu chảy do Covid:
Uống dung dịch bù nước
Bị tiêu chảy, nhất là tiêu chảy kéo dài, sẽ khiến mẹ bầu bị mất nước và rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước và chất điện giải kiptj thời cơ thể sẽ bị suy kiệt, đe dọa sức khỏe và tính mạng bà mẹ và thai nhi. Uống nước lọc, nước ép trái cây, dung dịch Oresol,… để bù nước và chất điện giải. Khi pha Oresol mẹ bầu cần chú ý pha đúng tỉ lệ nhà sản xuất khuyến cáo để tránh mất nước nghiêm trọng hơn. Duy trì bổ sung nước đến khi hết tiêu chảy.
Bổ sung kẽm, các vitamin và khoáng chất thiết yếu
Kẽm giúp biểu mô ruột phục hồi rất tốt. Bổ sung kẽm sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy nhanh hơn, số lượng phân, mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy cũng được giảm đi đáng kể.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đừng quên việc bổ sung các vi chất quan trọng trong thai kì: canxi, DHA, sắt cho bà bầu,… đầy đủ mỗi ngày!
>>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu loại tốt
Theo dõi các dấu hiệu bất thường Khi có các dấu hiệu mất nước như mắt trũng, ngủ li bì khó đánh thức, ít đi tiểu,… Hoặc các dấu hiệu của rối loạn điện giải như co giật, hôn mê, chướng bụng, giảm trương lực cơ, liệt ruột,… Các rối loạn toan kiềm (như thở nhanh và sâu), hạ đường huyết (da nhợt nhạt, vã mồ hôi, co giật, hôn mê,…), suy thận cấp (tiểu ít, phù nề,…), đau bụng, xuất huyết âm đạo, sốt cao trên 38.5 độ liên tục, kéo dài, phân có màu sắc bất thường, có máu, dịch nhầy hoặc mủ,… thì cần liên hệ với cơ sở y tế hoặc đường dây nóng để được cấp cứu kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý uống bất kỳ một loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc không rõ nguồn gốc,… để hạn chế nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi.
>>Xem thêm: tác dụng phụ của viên sắt Ăn uống đầy đủ Mẹ bầu bị COVID tiêu chảy cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất bằng chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú, cung cấp đầy đủ nhóm dưỡng chất cơ bản, bao gồm tinh bột, protein, chất béo, chất xơ. Nếu chán ăn, mẹ bầu có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no sẽ khiến ruột bị kích thích, có thể gây đau bụng, tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị COVID tiêu chảy bao gồm:
Chuối: Giàu vitamin K thường bị thiếu hụt nghiêm trọng do tiêu chảy. Chuối cũng giàu pectin và inulin – những chất xơ hòa tan có thể hấp thụ được dịch trong ruột, cải thiện tiêu chảy.
Gạo: Ít chất xơ, dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Táo: Giàu pectin. Nếu nấu chín nước táo thì chất xơ sẽ dễ hấp thụ hơn.
Sữa chua: Bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, mạnh khỏe.
Thịt: Cung cấp năng lượng, protein và nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe
Khi nhiễm COVID bị tiêu chảy mẹ bầu cũng không nên ăn: Thức ăn nhanh, sữa và các chế phẩm từ sữa, nước ngọt, bánh kẹo, thực phẩm làm đầy hơi (cải xanh, cải bắp, súp lơ, đậu đố, hành,…), thực phẩm giàu chất béo khiến ruột phải co bóp nhiều hơn.
>>xem thêm: uống canxi chung với sữa được không
Chắc hẳn sau khi tìm hiểu bài viết “Bà bầu bị Covid tiêu chảy phải làm sao?” các thai phụ đã được cung cấp những thông tin cần thiết, quan trọng để có thể hỗ trợ điều trị Covid hiệu quả hơn. Chúc các bà mẹ và thai nhi vượt qua đại dịch an toàn, mạnh khỏe!
0 notes
Text
Mẹ bầu bị nhiễm covid bao lâu thì khỏi?
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường với số ca mắc ngày càng tăng cao như hiện nay, bà bầu bị covid không phải là tình trạng hiếm gặp. Vậy bà bầu bị Covid bao lâu thì khỏi? Để tìm hiểu về vấn đề này, mẹ bầu đọc bài viết dưới đây.
Dấu hiệu bà bầu bị Covid
Triệu chứng phụ nữ mang thai bị Covid cũng giống như các triệu chứng của bệnh nhân không mang thai bao gồm:
Sốt, ho, khó thở
Đau đầu, mệt mỏi, sổ mũi
Đau cơ, đau khớp
Buồn nôn
Tiêu chảy
>>Xem thêm: bà bầu đau đầu có dán cao được không
Triệu chứng bệnh diễn biến nặng khi mẹ bầu nhiễm covid
Khó thở: Tần số thở > 20 lần/phút, SpO2 < 96%, tức ngực, phải gắng sức để thở, chân tay lạnh.
Sốt > 38,5 độ liên tục
Ho kéo dài, khó ngủ.
Co tử cung và cử động thai nhi nhiều quá mức bình thường
Bị covid khi mang thai bao lâu thì khỏi?
Bà bầu bị Covid bao lâu thì khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thông thường nếu được tiêm phòng vacxin đầy đủ, mẹ không có bệnh nền và các yếu tố gây tình trạng bệnh diễn biến nặng như trên 35 tuổi, có chỉ số cơ thể lớn hơn hoặc bằng 25,… đồng thời có chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học, hợp lý, mẹ có thể tự hồi phục sau khoảng 7-10 ngày. Theo thống kê, có khoảng 80% người bị nhiễm Covid không có triệu chứng, gần 20% người nhiễm Covid diễn biến nặng. Tuy nhiên mẹ bầu cần giữ tâm lý bình tĩnh, tránh hoảng loạn để sớm cải thiện sức khỏe hơn.
>>Xem thêm: thuốc sắt bà bầu giúp ngừa khó thở, đau đầu do thiếu máu
Cách cải thiện tình trạng mẹ bầu bị Covid
Trường hợp mẹ bị mắc Covid nhẹ và được điều trị tại nhà cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, khuyến cáo của Bộ Y tế:
Tập hít thở: Tập hít thở sâu và thở ra nhẹ nhàng, chậm rãi, nhịp độ tăng dần theo ngày.
Tập thể dục: Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như tập thể dục tại chỗ, tập yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Bổ sung dinh dưỡng: Mẹ nên tham vấn ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp. Từ đó cân bằng chế độ ăn và bổ sung vi chất thiết yếu hợp lý hơn, như cần bổ sung canxi, sắt cho bà bầu, vitamin và khoáng chất với liều lượng vừa đủ giúp đáp ứng đủ năng lượng cho mẹ bầu để nhanh hồi phục và đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Tâm lý: Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ, giữ tinh thần lạc quan, tích cực tránh lo lắng, căng thẳng làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của mẹ.
Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần 1 ngày và thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh sạch sẽ những đồ vật, bề mặt hay tiếp xúc như tay nắm cửa, mặt bàn, tay vịn cầu thang,…
>>Xem thêm: viên uống canxi cho bà bầu loại nào tốt
Rèn luyện sức khỏe như tập thể dục nhẹ, tập yoga hay tập thở là biện pháp rất tốt để lưu thông khí huyết, nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, mẹ bớt bị áp lực và lo lắng bầu bị Covid bao lâu thì khỏi. Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung vitamin giúp mẹ và thai nhi an toàn, khỏe mạnh hoặc mẹ cũng có thể tham khảo dùng thảo dược tăng cường đề kháng cho bà bầu với các thành phần gồm: quả mâm xôi, chiết xuất tỏi khô, vitamin C- kẽm, … Theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới WHO, phụ nữ đang mang thai cần được bổ sung:
Sắt: 30-60mg/ngày
Canxi: 800 – 1500mg/ngày
Axt folic: 400-600mg/ngày
DHA: 200mg/ngày
Vitamin C: 75mg/ngày
Mẹ bầu nên lưu ý bổ sung vitamin C cách từ 1-2 tiếng trước khi uống thuốc và không uống sắt cùng canxi để tránh giảm tác dụng của thuốc, bên cạnh đó có thể tăng thêm 10mg vitamin C/ngày giúp mẹ bù nước, tăng miễn dịch tốt hơn.
>>Xem thêm: cách uống thuốc sắt và canxi cho bà bầu Bài viết trên cung cấp cho mẹ các thông tin về bà bầu bị Covid bao lâu thì khỏi cũng như cách chăm sóc cho mẹ bị Covid. Hy vọng mẹ bầu sẽ ứng dụng hiệu quả các giải pháp trên để tăng đề kháng, sớm hồi phục và mẹ và thai nhi an toàn, khỏe mạnh.
0 notes
Link
Hiện nay tình hình dịch bệnh covid diễn ra rất phức tạp, do đó phụ nữ có bầu bị covid không phải là tình trạng hiếm gặp. Tham khảo và lưu ý 3 điều sau
0 notes
Text
WEIGHT
“Sao dạo này em ốm quá vậy???”.
Những ngày gần đây nó liên tục nghe được những lời cảm thán có nội dung giống hệt nhau như vậy. Nếu là trước đây nếu nghe được chúng nó sẽ cảm thấy rất vui mừng, khi xưa nó béo lắm, bụng thì bự, 2 chân thì như cái cột đình, nhưng đúng là nhìn gương mặt bầu bĩnh ngày xưa nó lại thấy tràn đầy sức sống. Còn bây giờ, hai má nó tóp rọp lại, tay nó cũng đầy gân xanh nổi lên, nó có cảm giác mình đã già đi nhiều…Không chỉ là hình thức bên ngoài, mà còn là sự già cỗi trong tâm hồn. Lẽ ra khi nghe mọi người bảo gầy nó phải thích thú mới đúng, chỉ là nó biết đó không phải là lời khen, cảm giác họ nhìn nó như một cái xác ướp khô quắt thiếu sức sống vậy. Trong 1 tuần mà nó nghe gần cả chục lời cảm thán về ngoại hình tàn tạ của mình, cũng có chút chạnh lòng thật…
Sao mình…lại ra nông nỗi này nhỉ?
Lẽ ra theo lời nhân vật chính, thì bây giờ nó phải đang vui vẻ hạnh phúc mới đúng, người ta cũng đã cất công lựa những lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến nó vào những phút đầu tiên của ngày sinh nhật cơ mà? Là tin nhắn đầu tiên trước cả ba mẹ bạn bè của nó cơ đấy, đúng là có lòng thật, thế mà sao nó lại có cảm giác như một lời nguyền suốt kiếp vậy nhỉ?
Đúng là…âm hồn bất tán.
Thoáng đó mà đã hơn nửa năm kể từ ngày sinh nhật của nó rồi, ha… tuổi mới công nhận là “xinh đẹp” thật, đến nỗi bạn bè của nó thỉnh thoảng phải gọi điện video đ��i gặp nó để xem nó có còn ra “hình người” hay không. Vài hôm trước nó có dịp hội ngộ một người cô đã lâu không gặp, cô nhìn nó rất sửng sốt, hỏi nó làm sao mà gầy xuống rõ rệt như vậy, trong khi nó vẫn đang tìm cách trả lời, thì Cá hề đã bảo:
“Nó bị trầm cảm phải đi chữa đó cô.”
“Cái gì cơ? Đùa hay thật vậy? Trong mắt thầy cô Mèo ngốc luôn là một đứa vô cùng mạnh mẽ ấy!”
“Thì có mạnh mẽ cỡ mấy mà bị chơi cho 1 cú như vậy thì phải trầm cảm thôi cô ơi.” Cá hề tiếp lời.
À…nó cũng không chắc là mình có bị trầm cảm hay không, lúc trước nó từng nghĩ đến việc đi chữa, nhưng giờ nó cảm thấy không cần thiết nữa. Nó tìm được một page trên Facebook, được viết theo kiểu blog tên là MACMART, một cái tên rất hay, là viết ngược của chữ “TRẦM CẢM”, không hiểu sao chỉ đọc tên thôi nó cũng đã cảm nhận được nỗi đau của chủ nhân cái tên này. Nội dung của blog chỉ toàn những bài viết vô cùng tiêu cực, nói rất nhiều về cái chết và sự tuyệt vọng. Nhưng chả hiểu sao…nó lại cảm thấy rất đồng cảm, không…phải nói là vô cùng vô cùng đồng cảm, như thể người viết chính là nó vậy. Nó không biết mình có đang bị bệnh hay không, nhưng dẫu có là thật, thì nó cũng chẳng còn tha thiết muốn chữa khỏi bệnh nữa rồi. Mà thực tế thì nó cũng chẳng biết phải đi chữa ở đâu, sau lần trước thì nó nghĩ cũng chẳng cần phải tốn công đến các phòng khám làm gì. Hơn nữa…đây chắc là cái giá dành cho nó…
Nó nghĩ mình nên sống như thế, tiếp tục sống với nỗi đau giày vò, sống như một sự trừng phạt vì những tội lỗi mình đã gây ra.
Cũng có đôi lúc nó cảm thấy vui vẻ, chủ yếu là khi nó ở bên ba mẹ, bên Cá hề và những người bạn trân quý, nhưng sau khoảnh khắc đó, nó lại chợt nghĩ:
“Mình vui vẻ như vậy, liệu có đúng không?”.
Một kẻ mang trong mình đầy tội lỗi, một kẻ bị nguyền rủa như nó, đâu có xứng có được niềm vui như này? Nếu mà nó cứ tiếp tục chìm trong đau đớn, thì sẽ có ít nhất 2 người được hạnh phúc và nhiều hơn 1 người có thể tận hưởng cuộc sống theo 1001 cách riêng nhờ vào nỗi đau của nó. Dù sao thì họ cũng đã tốn biết bao nhiêu thời gian và công sức để dạy cho nó rằng: “Hạnh phúc bắt nguồn từ nỗi đau của người khác chính là hạnh phúc vẹn toàn nhất”, nếu mà nó không còn đau khổ nữa thì lại thành ra đang phá hoại hạnh phúc của người ta mất rồi?
Cũng thật lạ, “Đời này ngắn đến thế, vui không đủ, sao cứ phải chuốc lấy buồn phiền? Yêu không đủ, sao cứ phải làm tổn thương nhau?”. Nhưng có đôi khi, tổn thương cũng sẽ có ý nghĩa nếu nó có thể đem lại hạnh phúc cho người khác. Giống như đại dịch COVID vậy, nó làm mất đi công việc và cướp đi tính mạng của hàng trăm ngàn người, nhưng mặt khác lại thúc đẩy sự phát triển công nghệ số cũng như đưa y học lên một tầm cao mới. Nếu không có đại dịch…
Nếu không có đại dịch, mọi chuyện sẽ thế nào nhỉ?
Nó vẫn sẽ làm việc, vẫn sẽ dạy học, những mối quan hệ xung quanh nó vẫn còn nguyên vẹn, thế giới của nó cũng sẽ lành lặn không chút vỡ tan. Đại dịch là nỗi đau của nó và biết bao người, nhưng lại là cơ hội đem đến hạnh phúc cho 2 nhân vật chính. Nếu không có đại dịch, chắc là 2 nhân vật chính cũng chẳng có lý do gì để gặp gỡ và đến với nhau nhỉ? Mà cũng chưa chắc, vì ngọn nguồn để họ gặp nhau là để tâm sự trải lòng chuyện của nó, nên đại dịch có khi cũng chỉ là chất xúc tác mà thôi.
Cơ mà mỗi khi ngồi nghĩ lại nó vẫn thấy cái timeline này đúng là kì quặc thật. Nữ chính nói với nó rằng nam chính bày tỏ vào đầu tháng 6, mà nữ chính cũng chia tay James vào ngay đầu tháng 6. Vậy rốt cuộc là nam chính chờ chực sẵn chỉ cần nữ chính nói dứt tình với James là nhảy vào ngay, hay là nữ chính thấy nam chính sắp bén lửa tới nơi nên phải chia tay ngay không thôi muộn? Nó cũng chẳng rõ, chắc có lý do gì đó ghê gớm lắm phía sau mà 2 nhân vật chính không tiện nói, nhưng thay vì bộc bạch lý do cao cả thì họ gây nên những việc chẳng ra làm sao, rồi đến lúc mọi người đụng tới lại nhảy dựng lên chửi rủa ngược lại.
Ơ..
Mà tại sao…mình lại nghĩ đến những việc này nhỉ?
Quái lạ thật? Có thắc mắc thì cũng có thay đổi được gì đâu? Người ta đã về với nhau từ lâu, đã bận tận hưởng hạnh phúc bất tận trong lúc nó đang ngồi thắc mắc rồi. Vậy mà chẳng hiểu sao não bộ của nó lại rất hay phân tích những hành vi kinh hãi và những câu nói lố bịch trước kia của các nhân vật chính, nhất là vào nửa đêm trước khi nó bước vào giấc ngủ. Nó bị mất ngủ từ lâu, chắc đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mặt nó tóp rọp lại. Nhưng nó thật sự không biết mình nên làm gì để ngủ ngon giấc như trước đây nữa. Cái đầu nó cứ chạy liên hồi những hình ảnh cũ - ghê tởm, và dơ bẩn - khiến nó phải rùng mình lên. Nó cũng chẳng còn tận hưởng việc ngủ như ngày xưa, bởi lẽ nó thường xuyên nằm mơ thấy ác mộng. Nó nghĩ có khi bán giấc mơ làm thành kịch bản phim cũng được nữa. Nó mơ về ngày tận thế, về những tên sát nhân hàng loạt, và có cả…khung cảnh hạnh phúc của 2 nhân vật chính.
Đúng là thứ giấc mơ phản chủ, mộng của mình, mà lại cứ mơ về hạnh phúc của người khác, thật vô phương cứu chữa. Cũng thật lạ, nó nghĩ mình cũng không còn nhớ rõ gương mặt của 2 nhân vật chính nữa, nhưng thứ nguyên vẹn nhất còn sót lại, vẫn là nỗi đau, kèm theo sau đó là sự nhục nhã vô bờ. Nhục nhã vì đã nhìn sai người, nhục nhã vì đã đặt lòng tin sai chỗ, nhục nhã vì đã để bị hành hạ tinh thần như 1 con súc vật.
Đau đớn quá!
Nhục nhã quá!
Bao giờ thì chuyện này mới kết thúc nhỉ???
Mà chắc là nó sẽ chẳng bao giờ kết thúc…
Trừ khi mình ch ết…
Trừ khi mình ch ết…
Unless I die.
#22032022
4 notes
·
View notes
Text
Vèo một cái mà hết tháng 7 của một năm éo le
Tuần giãn cách thứ nth năm covid thứ 2
Một tháng vừa rồi làm được gì nhỉ:
Tiêm xong mũi vaccine đầu tiên. Trộm vía ở nhà tập thể dục rồi ăn ngủ điều độ, tiêm xong về chỉ bị nhức tay và mỏi người một chút, không sốt
=> Tháng tới tiếp tục điều độ dù ko biết bao giờ mới được đến lượt mũi thứ 2
Suýt bị hốt đi cách ly thật. Dù cả tháng nơi xa nhất chạy ra là sảnh chung cư, nhưng vì Mr.Bô vẫn phải đến văn phòng đều, người tình cờ gặp trên đường hay ở văn phòng cũng không biết gặp những ai mà tình cơ lại thanh F0, sau đó thì vô tình lại thành F1 and so on….
=> Quay lại chuyện cũ, ráng mà khỏe, cố mà tập chứ đúng là giờ có sao thì tự mình cứu mình
Sách: Lần đầu tiên từ ngày lớn có thời gian đọc ngần đấy sách. Cũng kha giống con mọt gạo trong nhà. Người ta giãn cách rảnh thì xem phim, lắp puzzle, mình theo hệ đọc sách. July for well-being and lifestyle genres. Không nghĩ là một ngày lại đọc hệ sách này: đọc từ ikigai, wabi sabi, minimalist, lykke, lagom, …… Đọc xong thì nhận ra một điều là cá tính mình mạnh hơn mình nghĩ nhiều, thiếu điều đi cãi nhau với sách =))), nhưng đọc sách là 1 sự lựa chọn và tinh chọn, trừ việc đọc truyện để thư giãn thì mình luôn nghĩ đọc để học. That’s never wrong but also reading for protecting your passion and concept and redefine your choices. Cái gì hay ho thì tham khảo, còn nhiều cái giờ đọc kiểu ủa vì sao lại phải vậy =))), nhưng mỗi người mỗi quan điểm nên đó là vì sao vẫn ko nuốt được dòng sách kỹ năng hay guidelines.
=> Đã chọn xong topic sách để mần trong tháng 8 (aka tháng 7 âm): đọc một chút lịch sử và tâm linh và zen :D
Học:
+ Bắt đầu khóa tiếng tàu tiếp theo. Vẫn một bầu trời đầy lơ mơ khi sờ đến hán tự và vì mạng quá lởm nên cô giáo cũng đành chấp nhận việc lúc mình mạng ổn thì sẽ đọc được bài ko thì mặc kệ.
=> Tháng 8 này là xong khóa, cố gắng mà nhớ từ vựng nào. Dù gì học tiếng trung vẫn dễ vào hơn tiếng Nhật. Vì một sự nghiệp xem phim không phụ đề sắp tới :((((((((((((((
+ MQ: sau một hồi đánh vật, mệt mỏi tìm trợ giúp và đích thân gọi điện sang Úc thì đã giải quyết xong vụ Enroll. Sau đó nữa thì đã bắt đầu học môn đầu tiên (chọn thử).
=> Thực sự phải đưa quyết định học tiếp hay là rút chờ học lại nếu mở border. Thực ra trong đầu kiểu lăn tăn chỉ có 1 môn thôi mà, có gì đâu. Quan trọng là vì chỉ có một môn nên mới lăn tăn, đã mất công học học cho hẳn hoi thì thôi chứ giờ nhiều distract quá.
=> Đang tham gia nghe khí thế các loại workshop. Tự dung nhận ra sao hồi đúng thời mình học Uni thì không biết mấy vụ này. Mà hồi đó học toán với stats ngập mặt, kể cả có đi workshop về referencing ko giải quyết vấn đề gì =))))))))))
=> Hội ở Sydney cũng thực sự cực đoan khi lockdown theo đơn vị tháng.
+ PMP: đã coi như xong hết các session
=> Cố mà xong bộ hồ sơ thi và chốt ngày thi đi T. Giờ có rập rình thi online hay offline cũng không giải quyết đc vấn đề gì đâu. And you not gonna reach Syd by the end of this year (vẫn ám ảnh bóng đen tâm lý từ hồi thi CFA) và cũng lười nữa đi =)))
+ Nihongo: Thôi bỏ qua topic này, bao giờ tôi mới nhích mông ôn lại được
+ Others: một ngàn lẻ một cái plan học khác, để xem tháng 8 này khởi động được cái gì
Job: hơi bất ngờ vì một số người nghỉ và lý do nghỉ. Có thể là vì mình thân nên càng không hấp thụ được lý do nghỉ như vậy. It’s just about being considerate. Dù có nói là đã nghĩ kỹ lắm rồi mới đưa ra quyết định, mình nghĩ là ai cũng vậy, cũng có lập trường và suy nghĩ riêng của mình. Hy vọng bản thân khi vào cái độ tuổi của ngta, mình thực sự đã vững vàng để không đưa ra những quyết định làm nhiều người phải suy nghĩ đến vậy
Others: một tháng 7 giãn cách trọn vẹn, từ cấm ở nhà đến siêu cấm giới nghiêm. Trải nghiệm một Sài Gòn im ru sau 6h chiều, trước cửa nhà vốn một trong những ngã tư như mắc cửi giờ không một bóng xe. Không biết bao giờ Sài Gòn sẽ qua được thời điểm khó khăn này. Ban đầu ngồi nói chuyện cùng mọi người, chắc 2/9 là ổn ấy mà. Hy vọng vậy, SG nhỉ. Dù không phải là người Sài Gòn, nhưng tận mắt chứng kiến một thành phố năng động không ngủ, giờ chỉ còn tiếng cứu thương rít từng hồi, tiếng mưa giông xối xả mỗi buổi trưa mà không khỏi chạnh lòng.
+ Ăn.uống.nấu nướng.đi chợ: Chưa bao giờ thấy hàng được ship đến nhà mà mừng hơn mẹ đi chợ về. Vì xung quanh nhà quá nhiều F0 nên cũng ko dám cầm nổi tờ phiếu đi chợ đi xếp hàng. Đôi khi cũng tự ngưỡng mộ bản thân vì khả năng lọ mọ tìm các shop, cách đặt hàng…. Cũng đã có nhiều trận cãi nhau rung nhà vì vụ có tích trữ đồ không, mua bán đặt đồ ra sao với Bố. Nay vì dịch chứ nghĩ ai làm housewife thật là một nghị lực phi phàm. Master các kỹ năng store đồ và nấu nướng tiết kiệm. Liệt kê hết các option có thể nấu từ tủ để phục vụ Mr. Bố suốt ngày có nhu cầu đổi món và khó tính vãi nồi
=> Target tháng 8: Tiếp tục sự nghiệp nấu nướng bếp cô Thỏ ngày 3 bữa, cuối tuần vẫn đổi gió được. Tiếp tục cắt bớt thời gian trong việc dọn rửa.
+ Sắp cai thành công Facebook. Sử dụng Insta hiệu quả hơn
=> Target tháng 8: Bỏ hẳn facebook trừ việc dùng để đi chợ =))). Cắt được thêm cái mạng xã hội nào nữa để cắt nốt, Nghe được nhiều podcast hơn
+ Tập tành: Vì cái sự tiêm mà nghỉ tập mất 2 tuần.
=> Target tháng 8: Cố gắng để đều đặn và sweating as much as possible
+ Có một sự dở hơi trong T7 là lạc lối vào cái page dưỡng tóc. Dù trước giãn cách thì cũng đã cố nuôi tóc dài rồi
=> Target tháng 8: Kiên trì với sự ủ tóc hàng tuần và viết journal theo dõi tóc tai
+ Target tháng 8 là luyện thêm 1 phim bộ tiếng tàu (dạo này listening skill giảm quớ) và 1 phim bộ british
3 notes
·
View notes
Text
12 ý tưởng chụp ảnh tại gia trong thời kỳ dịch bệnh
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, không ít người trong số chúng ta phải học tập và làm việc online, và những hashtag như #IsolationCreation (Sáng tạo trong thời kỳ cách ly) và #LockdownArt (Nghệ thuật trong thời giãn cách) bắt đầu “nổi như cồn” trên mạng xã hội.
Nhiều nhiếp ảnh gia chọn cách tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo mới để giải tỏa những căng thẳng khi bị cách ly quá lâu. Dù là ảnh chân dung, tĩnh vật hay bất kỳ thể loại ảnh nào khác, nghệ thuật có thể chữa lành và truyền năng lượng tích cực tới con người trong thời kỳ khó khăn.
Nếu bạn đang tìm những nguồn cảm hứng mới, hãy tham khảo bài viết dưới đây về một vài ý tưởng chụp ảnh tại gia sáng tạo nhé!
1. Các loài vật trong sân vườn
Bạn có thể tìm thấy cả một hệ sinh thái với đủ các loài vật khác nhau, có thể là chim muông, bò sát hay côn trùng tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống. Đây chính là thời điểm tuyệt vời để khám phá và “đào sâu” vào sự đa dạng sinh học và sự kết nối chặt chẽ giữa muôn loài trong khu vực sinh sống của bạn. Hãy tận dụng sân vườn của chính nhà mình để chụp ảnh về các loài vật.
Để sân vườn thu hút các loài động vật hoang hơn, hãy thử đặt vào một vài sào đậu hoặc khay thức ăn cho chim, tổ cho cóc, cho bướm, sào đậu cho các loài động vật...
Trong trường hợp nhà bạn không có vườn, hãy thử chụp tại công viên gần nhà. Bạn có thể dậy sớm và đem máy ra công viên chụp các loài côn trùng, hay thử chụp ảnh tốc độ cao với những chú chim đang bay.
Điều quan trọng hơn cả là dù chụp gì đi chăng nữa, bạn cũng hãy tôn trọng môi trường sống tự nhiên của các loài động vật nhé! Khu vườn nằm trong nhà của bạn, nhưng đó cũng là nhà của chúng, vậy nên hãy chú ý và tìm hiểu kỹ trước khi chụp để không làm ảnh hưởng tới hoạt động tự nhiên của các loài vật (chẳng hạn như chim muông thường hoạt động vào buổi sáng).
2. Thử thách chụp với gương #MirrorChallenge
Thử thách chụp gương ngoài trời #MirrorChallenge là một xu hướng mới nổi gần đây trên TikTok. Với thử thách này, thay vì chụp selfie như bình thường, bạn sẽ chụp trước một chiếc gương được đặt ở bên ngoài, mặt gương hướng lên phía trên để phản chiếu bầu trời.
Bạn có thể thêm vài chi tiết khi chụp hình, chẳng hạn như hoa, các loại phụ kiện sân vườn hay bất cứ thứ gì bạn thích. Điều quan trọng ở đây là khiến cho bức ảnh như đang mở ra một cửa sổ đến với thế giới khác. Hãy đem gương ra vườn và chụp ảnh vào một ngày trời xanh mây trắng nắng vàng nhé!
3. Chụp ảnh selfie mỗi ngày
Ảnh chân dung là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm nhất trong thời kỳ cách ly xã hội. Việc chụp ảnh selfie giúp bạn hiểu hơn về ánh sáng, tạo dáng, “diễn” trước ống kính và thậm chí giúp bạn hiểu sâu hơn về quan điểm nghệ thuật của mình.Với ý tưởng này, thay vì tập trung chụp một bức ảnh hoàn hảo, bạn sẽ chụp mỗi ngày một tấm.
Trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, hẳn ai cũng có những thay đổi nhỏ, chẳng hạn như tóc mọc dài nhưng không được cắt do tiệm cắt tóc không mở, hoặc thử nghiệm những thú vui mới do không được ra ngoài. Đôi khi những thay đổi này sẽ có thể đem tới cho bạn những ý tưởng sáng tạo mới. Bộ ảnh selfie này có thể bao gồm những bức ảnh chân dung đơn giản mà bạn chụp vào mỗi sáng sau khi thức dậy, hoặc là những bức ảnh chụp được đầu tư hơn (có kèm phụ kiện, bổ sung ánh sáng…), miễn là phản ánh đúng những thay đổi của bạn trong thời gian này.
Một bộ ảnh selfie như vậy có một điều khá thú vị, là nó sẽ giúp bạn bớt đi những áp lực về sự hoàn hảo. Bộ ảnh đem đến thông điệp rằng ngoại hình không phải là thứ quan trọng nhất, và không phải bức ảnh selfie nào của bạn cũng phải là một bức ảnh hoàn hảo không tì vết. Hãy ra khỏi “vùng an toàn” của mình và vui vẻ đón nhận những thay đổi của bản thân.
4. Tự nấu ăn
Có thể nói trong 2020, #quarantinebaking (nướng bánh thời cách ly) là một trong những hoạt động nổi bật được nhiều người quan tâm nhất. Vậy tại sao bạn không thử tận dụng xu thế này để tạo ra những bộ ảnh đặc sắc. Nếu bạn là người mới tập tành nướng bánh, hãy thử tham khảo các trang blog như Minimalist Baker và Local Milk để tham khảo kinh nghiệm. Hãy tận dụng cơ hội này để tập tành tạo hình thực phẩm (food styling). Chỉ cần có ánh sáng tốt và đạo cụ phù hợp, bạn sẽ có thể “nâng tầm” các món ăn đơn giản tự làm thành những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc.
5. Tự làm mẫu ảnh
Hãy làm mẫu ảnh cho chính những buổi chụp hình của mình và diện đồ như bao người mẫu khác. Không giống như chụp ảnh selfie, với bộ ảnh này, bạn sẽ hóa trang thành một nhân vật nào đó, có thể là nhân vật trong cuốn sách hoặc bộ phim yêu thích của mình. Hãy đặt mua trang phục và phụ kiện (chẳng hạn như tóc giả, phụ kiện trang điểm…), biến mình thành một người khác, chuẩn bị tripod và dùng điều khiển máy ảnh từ xa để phục vụ cho bộ ảnh của mình.
Hoạt động này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm nhận và trải nghiệm của mẫu ảnh khi chụp hình, từ đó làm việc hiệu quả hơn với mẫu ảnh về sau.
6. Gửi đi những ‘Bức thư tình”
Trong thời gian cách ly xã hội, phần lớn chúng ta không thể gặp mặt bạn bè và người thân, vậy nên đây là một cách khá thú vị để giữ liên lạc với những người mà bạn yêu quý.
Với hoạt động này, bạn không phải viết thư tình mà là chụp hình những món đồ kỷ niệm. Cách làm rất đơn giản: hãy đi quanh nhà và tìm một đồ vật khiến bạn liên tưởng đến ai đó (có thể là trang sức của mẹ, đồ bạc của bố, món quà sinh nhật ai đó tặng bạn nhiều năm trước... ). Sau khi có vật cần tìm, bạn hãy chụp hình chúng theo cách thật sáng tạo rồi in bức ảnh đó và gửi cho người mình muốn gửi.
7. Chụp chân dung bằng webcam
Alessio Albi đã chụp bức chân dung này trước khi dịch bệnh bùng phát (bằng một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp chứ không phải bằng webcam), nhưng chúng ta có thể cùng tham khảo các bức ảnh chụp bằng webcam mới nhất của anh ấy tại đây.
Vào đầu năm 2020, nhiếp ảnh gia chụp chân dung người Ý Alessio Albi đã “gây sốt” với bộ ảnh thời trang chụp bằng webcam của mình. Anh đã kết hợp với các mẫu ảnh quen biết của mình để đạo diễn và chụp hình họ thông qua FaceTime với chiếc webcam trên laptop bằng cách chụp ảnh màn hình những khoảnh khắc mình mong muốn. Mặc dù thiết bị chụp ảnh có thể chưa phải là tối ưu và lý tưởng nhất, nhưng Alessio đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng trí tưởng tượng mới là điều làm nên một nhiếp ảnh gia xuất sắc, chứ không phải những thiết bị chụp hình mà anh ta có.
8. Chụp ảnh vào “giờ xanh” (blue hour)
Ý tưởng chụp giờ xanh dành cho những nhiếp ảnh gia sống trong khu vực thành thị mà không cần phải tìm những nơi có không gian mở và rộng rãi. Để chụp được ảnh vào giờ xanh, bạn cần đợi đến khi mặt trời vừa lặn. Đây là thời điểm ánh sáng yếu ớt buổi chạng vạng chiếu lên những tòa nhà xung quanh bạn. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ đơn giản là chạy ra ban công hoặc lên tầng thượng của tòa nhà để bắt được khoảnh khắc giờ xanh độc đáo này. Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng để chụp ảnh giờ xanh.
9. Chụp hình sản phẩm
Trong thời kỳ dịch bệnh, bạn vẫn có thể làm việc từ xa và chụp hình sản phẩm cho khách hàng ngay tại nhà bằng cách nhờ họ gửi những sản phẩm đó tới nhà mình. Trong trường hợp bạn chưa có khách đặt lịch chụp, hãy luyện tập chụp hình sản phẩm từ những đồ dùng có sẵn trong nhà, xây dựng portfolio cá nhân và bắt đầu... “kiếm khách” thôi!
10. Thử thách quả chanh
Chanh là loại quả quen thuộc mà bạn có thể dễ dàng mua ở bất kỳ chợ hay siêu thị nào gần nhà. Chanh có thể giữ độ tươi trong khoảng thời gian dài, và điều quan trọng hơn cả, là bạn có thể sử dụng chúng trong những bức ảnh của mình. Chanh đơn giản và gần gũi, nhưng đó cũng là đặc tính giúp bạn “bứt phá” để sáng tạo hơn trong những tác phẩm của mình.
Hãy thử chụp những quả chanh theo bất kỳ cách nào mà bạn có thể nghĩ ra. Bạn có thể chụp với nhiều background (hậu cảnh) khác nhau, đó có thể là giấy màu hoặc vải, thậm chí đơn giản chỉ là ga trải giường, tận dụng các nguồn sáng sẵn có như ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ hay ánh đèn trong phòng.
Bên cạnh đó, bạn có thể sơn lên quả chanh một màu khác hoặc cắt thành từng lát chanh nhỏ, hoặc thả quả chanh vào chậu nước rồi chụp ảnh tốc độ cao. Chỉ cần sáng tạo một chút, bạn có thể tạo nên những tác phẩm sáng tạo độc đáo chỉ từ quả chanh.
11. Màu sắc của ngày
Ý tưởng này đến từ Shirley Li, một biên tập viên tại The Atlantic. Trong suốt thời kỳ cách ly xã hội, mỗi ngày Shirley đều tự đặt cho mình một thử thách chụp ảnh, và một trong số đó là chụp hình một đồ vật nào đó thể hiện màu sắc trong ngày.
Bạn có thể chọn bất kỳ màu gì mình thích, chẳng hạn như “màu vàng gen Z” hiện tại đang là xu hướng phổ biến trong nhiếp ảnh thương mại, hoặc các màu neon rực rỡ hay pastel nhẹ nhàng, miễn là các bức ảnh của bạn có cùng sắc thái màu như nhau. Đương nhiên bạn có thể thêm vào các chi tiết với tông màu tương tự màu chủ đạo để bức ảnh thêm đa dạng và sinh động.
Cuối cùng, bạn sẽ có bộ một sưu tập bao gồm những bức ảnh có cùng tông màu với nhau. Qua đó, bạn cũng sẽ hiểu hơn về cách kết hợp màu sắc để truyền tải cảm xúc vào bức ảnh.
12. Chụp bóng
Những chiếc bóng đôi khi cũng có thể giúp bạn tạo ra những bức ảnh hấp dẫn, vậy thì tại sao bạn không thử kể những câu chuyện chỉ từ ánh sáng và những cái bóng? Bạn có thể cắt giấy để tạo ra hình thù rồi chiếu bóng lên tường (giống như trò múa rối) hoặc đợi đến “giờ vàng” (golden hour) để “chộp” được khoảnh khắc đồ vật trong nhà tạo ra những chiếc bóng dài.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chụp bóng của người thân trong gia đình hoặc thú cưng của mình. Chụp ảnh bóng thường thú vị nhưng cũng thách thức, ở chỗ bạn phải thể hiện rằng bức ảnh của mình chứa đựng một vật hoặc người nào đó, nhưng chủ thể lại không xuất hiện trong ảnh (mà chỉ có những chiếc bóng).
Bản quyền dịch: Valor team Credit: 12 home photoshoot ideas in quarantine
3 notes
·
View notes
Text
Phụ nữ có bầu bị covid có tắm được không?
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường với số ca mắc ngày càng tăng cao như hiện nay, bà bầu bị covid không phải là tình trạng hiếm gặp. Vậy bà bầu bị Covid có được tắm không, và nên tắm thế nào trong thời gian này?
Bị Covid khi mang thai có được tắm không?
Theo lý giải của Y học hiện đại thì bầu bị covid không kiêng tắm và mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ có thể tắm đúng cách khi cơ thể khỏe mạnh. Tắm gội sẽ giải phóng các tế bào da chết, làm thông thoáng làn da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, hỗ trợ lưu thông máu, giúp tinh thần sảng khoái, đem lại giấc ngủ sâu và ngon hơn. (Xem thêm: mẹ bầu mất ngủ phải làm sao ) Khi tắm gội mẹ cần tuân thủ nguyên tắc sau:
Mẹ nên tắm cách ngày 1 lần, tắm nhanh trong khoảng thời gian từ 5-10 phút.
Mẹ có thể tận dụng nồi lá xông, xông xong rồi tắm và nên tắm sau khi xông ít nhất 6 tiếng đồng hồ.
Lưu ý mẹ nên tắm nước ở nhiệt độ khoảng từ 30-35 độ C.
Điều kiện nơi tắm gội cần kín gió, sau khi tắm cần lau khô người, mặc quần áo và sấy khô tóc.
Trường hợp mẹ cơ thể yếu không thể tắm khi bị sốt thì có thể lau người bằng nước ấm ở nhiệt độ khoảng 36 độ C vừa giúp hạ thân nhiệt vừa giúp tinh thần thư giãn.
>>Xem thêm: canxi cho bà bầu loại nào tốt giúp ngừa chuột rút thai kỳ nâng cao hệ miễn dịch
Bà bầu bị Covid: Cách điều trị và phòng ngừa
Giải pháp điều trị Covid cho bà bầu hiệu quả Khi phát hiện bị mắc Covid, mẹ liên hệ ngay với bệnh viện hoặc nhân viên y tế ở cơ sở gần nhất để được hướng dẫn bước đầu cách ly tại nhà. Trường hợp mẹ bị Covid nhẹ và được tự cách ly điều trị tại nhà, mẹ nên làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể nên làm những điều sau:
Mẹ cần thường xuyên đeo khẩu trang, thay khẩu trang mới tối thiểu 2 lần/ngày và khi vứt bỏ cần khử khuẩn bằng cồn.
Dùng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn vệ sinh tay thường xuyên và các vật dụng khác như: tay nắm cửa, bồn cầu, ghế, tủ lạnh,…
Đều đặn đo thân nhiệt 2 lần/ngày, tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ uống thuốc hạ sốt khi bị sốt trên 38,5 độ C.
Báo cáo tình hình sức khỏe với nhân viên y tế đang theo dõi, đặc biệt khi thấy dấu hiệu bất thường; không được tự ý uống thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu vào 2 buổi sáng và chiều 2 lần/ngày sẽ giúp theo dõi từ đó đảm bảo lượng oxy cung cấp cho thai nhi trong bụng được đầy đủ.
Giữ tinh thần lạc quan, ăn uống đầy đủ đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất quan trọng như chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất (đặc biệt là sắt cho bà bầu, canxi, kẽm,…).
Nghỉ ngơi hợp lý, khi gặp triệu chứng khó thở có thể áp dụng các bài tập thở nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút mỗi ngày, chú trọng đảm bảo vitamin A và vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch,…
>>Xem thêm: nên mua sắt ở đâu
Cách phòng ngừa Covid cho bà bầu
Không ai mong muốn bị nhiễm Covid và mẹ bầu phòng tránh được là điều tốt nhất. Mẹ cần tuân thủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế cách phòng tránh Covid, cụ thể:
Mẹ nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch tối thiểu 30 giây hoặc dùng sản phẩm vệ sinh tay có chứa ít nhất 60% cồn.
Nên súc họng và súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng và hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng giúp đề phòng nhiễm bệnh.
Mẹ bầu cần tránh đi lại, du lịch ở những nơi đông người, đặc biệt là không gian kín dễ lây lan dịch bệnh.
Khi đi ra ngoài luôn nhớ đeo khẩu trang, sử dụng đúng cách và thay khẩu trang thường xuyên.
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước (khoảng 3 lít nước mỗi ngày),…
Có biện pháp tăng đề kháng cho bà bầu phù hợp và hiệu quả.
>>Xem thêm: thảo dược tăng sức đề kháng cho bà bầu trong mùa dịch
Hy vọng mẹ bầu sẽ ứng dụng hiệu quả các giải pháp trên để tăng đề kháng, sớm hồi phục và mẹ và thai nhi an toàn, khỏe mạnh.
0 notes
Text
Cách cải thiện tình trạng bà bầu bị COVID nghẹt mũi
Mẹ bầu mắc COVID 19 cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để cơ thể nhanh hồi phục, hạn chế nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi. Đồng thời có thể ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Vậy bà bầu bị COVID nghẹt mũi phải làm sao để hít thở dễ hơn? Cùng tham khảo ngay mẹ nhé.
Dấu hiệu mẹ bầu bị nhiễm COVID
Thông thường, thời gian ủ bệnh khi nhiễm COVID có thể chỉ kéo dài khoảng 2 ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 14, thậm chí 21 ngày. Các dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị nhiễm COVID bao gồm:
Sốt, người gai lạnh
Nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, viêm họng, thở gấp, hơi thở ngắn, ho có đờm hoặc ho khan
Đau cơ, đau đầu, toàn thân đau nhức, mệt mỏi
Mất khứu giác hoặc vị giác
Tiêu chảy
Buồn nôn hoặc bị nôn
>>Xem thêm: bà bầu bị cảm cúm phải làm sao
Bà bầu bị COVID có nguy hiểm không?
Các yếu tố khiến mẹ bầu có nguy cơ trở nặng khi mắc COVID gồm có:
Mang thai ở tuổi trên 35
Chỉ số BMI (chỉ số cơ thể) lớn hơn hoặc bằng 25
Có bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật,..
Khi xuất hiện các dấu hiệu như bầu bị covid sốt cao (hơn 38 độ), khó thở, tức ngực, ho nhiều, mất khứu giác,… cần liên hệ ngay với cơ sở y tế địa phương hoặc gọi điện thoại đến đường dây nóng để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, thai phụ cần giữ bình tĩnh vì các bệnh cảm cúm thông thường, viêm họng,… cũng có những triệu chứng tương tự.
Tùy từng mẹ bầu mà mức độ nghiêm trọng, nguy cơ COVID trở nặng cũng khác nhau:
Với mẹ bầu không có bệnh nền, mắc COVID làm tăng nguy cơ sinh non (sinh trước tuần 37), thai lưu, thai nhi chậm phát triển,… xảy ra phổ biến trong 3 tháng đầu mang thai. Tùy vào sức khỏe của mẹ bầu và tuổi thai, quá trình điều trị sẽ được bác sĩ sản khoa hội chẩn cùng bác sĩ nội khoa, hồi sức để đưa ra phác đồ phù hợp.
Với mẹ bầu có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, mắc COVID thường phải nhập viện vì nguy cơ trở nặng rất cao, đồng thời làm tăng nguy cơ thai lưu, sinh non,… Tùy vào khả năng hô hấp và chức năng sống của thai phụ cùng với tuổi thai để bác sĩ cân nhắc việc có nên chấm dứt thai kỳ hay không.
>>Xem thêm: uống sắt từ tháng thứ mấy giúp ngừa thiếu máu, đau đầu
Phải làm sao khi bà bầu bị COVID nghẹt mũi?
Để giúp chữa nghẹt mũi, sổ mũi khi mẹ bầu mắc COVID thì mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
Uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước, loãng chất nhầy trong mũi giúp xỉ mũi dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên uống nước lọc ấm, nước ép trái cây tươi và không nên uống đồ uống có cồn hay chứa caffeine như bia rượu, cà phê, sô cô la,…
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất bằng chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú kết hợp uống viên sắt bà bầu và có biện pháp tăng cường đề kháng cho bà bầu. Nhờ đó mẹ bầu cũng được tăng sức đề kháng và khả năng chống chọi với virus SARS-CoV-2, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, rút ngắn thời gian điều trị.
Uống trà thảo dược nóng để hơi nước có chứa tinh dầu thông mũi, sát khuẩn giúp mẹ bầu dễ thở, giảm ho và con đau họng cũng dịu hơn. Các loại trà thảo mộc có chứa histamin như trà hoa cúc, bạc hà, trà gừng,… sẽ mang lại hiệu quả thông mũi tốt hơn.
Tắm nước ấm và xông hơi mặt giúp nước mũi chảy ra, làm thông thoáng đường thở, giảm phù nề, sát khuẩn để mẹ bầu cảm thấy dễ thở và thư giãn hơn. Mỗi ngày chỉ nên tắm 1 lần và xông hơi tối đa 2 lần bằng nước ấm (với tắm) và nước nóng (với xông mặt) có chứa tinh dầu bạc hà, bạch đàn, sả, quế, bưởi, hương thảo, hoặc dầu gió,… Khi xông mặt, khoảng cách giữa nước và mặt nên để khoảng 30cm để mẹ bầu không bị bỏng ra. Ngoài ra, nếu xông mặt quá nhiều hay quá nóng đều có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương làm tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng hơn.
Súc miệng nước muối ấm để làm loãng đờm, chất nhầy trong mũi và cổ họng để đẩy chúng ra ngoài dễ hơn, loại bỏ vi khuẩn và làm sạch cổ họng tốt hơn.
Sử dụng thuốc có mạch theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khó thở, mũi sung huyết gây mất ngủ. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể dùng nước muối sinh lý rửa mũi, ngửi dầu gió, tinh dầu, gối cao đầu khi nằm để dễ thở hơn. Không nên dùng dung dịch xịt mũi có áp lực mạnh để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi khiến tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng hơn.
>>Xem thêm: nên uống sắt vào lúc nào khi mang thai Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết cho mẹ về bầu bị covid nghẹt mũi phải làm sao để hít thở dễ dàng. Hy vọng mẹ bầu sớm khỏi bệnh và thai nhi phát triển an toàn, khỏe mạn
0 notes
Text
3 tháng đầu bà bầu bị covid có sao không?
Tránh lây nhiễm SARS-CoV-2 là ưu tiên hàng đầu của phụ nữ mang thai. Nhưng nếu không may mẹ bầu 3 tháng đầu nhiễm phải loại virus này có nguy hiểm không, mẹ bầu phải xử trí như thế nào?
3 tháng đầu bà bầu bị covid có nguy hiểm không?
3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu bị nhiễm bệnh là rất nguy hiểm, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi vì rất khó để can thiệp điều trị. Bà bầu bị Covid 3 tháng đầu có nhiều khả năng gặp các biến chứng gây ảnh hưởng đến thai kỳ hơn những mẹ bầu không mắc Covid: có nguy cơ sinh non trước khi con đủ 37 tuần, thai chậm phát triển, thai lưu,… Đặc biệt với mẹ bầu có bệnh lý mới xuất hiện trong thời gian thai kỳ hoặc có sẵn trước đó như đái tháo đường, tăng huyết áp,… sẽ có khả năng bệnh chuyển biến nặng và phải nhập viện nhiều hơn.
Tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng hô hấp, các chức năng sống của mẹ và tuổi thai, bác sĩ sẽ có những phương hướng điều trị thích hợp hoặc sẽ cân nhắc chấm dứt thai kỳ trước ngày dự sinh để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy để tăng cường sức đề kháng cho bà bầu mắc Covid triệu chứng nhẹ, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học giúp mẹ có nhiều năng lượng, mẹ và con an toàn, khỏe mạnh.
>>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống được sắt
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mẹ bầu mắc Covid
Bà bầu thuộc những trường hợp sau có nguy cơ mắc covid rất cao:
Có bệnh lý nền
Trên 35 tuổi
Sống hoặc làm việc tại nơi có số ca bệnh Covid cao
Sống hoặc làm việc tại nơi có mức độ tiêm chủng Covid thấp
Không thể giữ khoảng cách tối thiểu 2m với những người có thể đang mắc bệnh
Thuộc nhóm dân tộc thiểu số, nhóm có nguy cơ mắc covid cao hơn vì những bất bình đẳng về sức khỏe mà họ phải đối mặt
>>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt giúp ngừa thiếu máu thai kỳ
Thai phụ mắc Covid có triệu chứng gì?
Bểu hiện khi bị covid ở phụ nữ mang thai gồm có:
Sốt và lạnh người
Viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm
Khó thở, hơi thở ngắn, thở gấp
Mệt mỏi, đau cơ, nhức mỏi toàn thân
Đau đầu, mất vị giác hay khứu giác
Nghẹt mũi, sổ mũi
Nôn, cảm giác buồn nôn
Tiêu chảy
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, cơ địa của mẹ bầu và chủng virus mẹ bầu đang mắc phải mà mức độ triệu chứng có thể khác nhau. Phần lớn các trường hợp mẹ bầu bị bệnh có triệu chứng nhẹ và có thể tự hồi phục sau khoảng 7 đến 10 ngày điều trị. Nhưng cũng có trường hợp một số mẹ bầu gặp phải những triệu chứng rất nghiêm trọng, cần được cấp cứu kịp thời và chăm sóc đặc biệt như môi tím tái, mắc hội chứng suy hô hấp cấp, suy chức năng thận, cơ tim,….
>>Xem thêm: bà bầu bị cúm phải làm sao
Gợi ý cách mẹ bầu tự chữa Covid tại nhà
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đúng cách, sát khuẩn bằng cồn có nồng độ tối thiểu là 60%. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng và đặc biệt cần che mũi, miệng lại khi ho hoặc hắt hơi.
Cách ly, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người và thực hiện test nhanh hàng ngày và đo SpO2 2 lần/ngày để kiểm tra diễn biến của bệnh. Nếu SpO2 từ dưới 95%, mẹ phải liên hệ ngay với nhân viên hoặc cơ sở y tế.
Tăng cường vận động để rèn luyện sức khỏe như các bài tập thở, mẹ nên tập thở 15 phút mỗi ngày hoặc tập yoga để lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng và phòng tránh các bệnh về ho, cúm, đau đầu, mất ngủ.
Dùng thuốc ho thảo dược cho bà bầu, lau ấm hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạ sốt. Tuy nhiên để hạ sốt và tăng sức đề kháng bà bầu bị Covid 3 tháng đầu lưu ý không được xông hơi toàn thân vì làm giãn mạch máu, gây dị tật thai nhi,… Mẹ bầu có thể uống nước gừng để giảm đau đầu, mệt mỏi và tăng sức đề kháng.
Bổ sung dưỡng chất đặc hiệu như tăng cường vitamin C, chất xơ hoặc dùng viên uống sắt cho bà bầu, viên uống đa vi chất giúp duy trì hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho bà bầu.
Vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, đặc biệt là các bề mặt hay tiếp xúc như tay nắm cửa, vịn cầu thang,…
Uống nhiều nước, khoảng 2,5 lít/ngày và có chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như nhóm thực phẩm giàu bột đường từ cơm, phở, bánh mì, thực phẩm giàu đạm từ thịt, trứng, cá, nhóm chất béo nhừ các loại hạt, các loại rau có màu xanh đậm
>>Xem thêm: uống viên sắt đúng cách
Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu bà bầu bị covid 3 tháng đầu có sao không và cách chăm sóc mẹ bầu khi bị covid. Chúc mẹ luôn có sức khỏe thật tốt, không bị nhiễm covid và chờ ngày đón con yêu chào đời thành công!
0 notes
Link
Bà bầu mắc Covid bị ho kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu và dễ cáu kỉnh. Vậy bà bầu bị Covid dùng thuốc gì để trị ho được nhiều mẹ bầu quan tâm
0 notes
Text
2021
Con mèo ngốc đang có rất nhiều suy nghĩ trong đầu.
Nó vừa xem xong bộ phim tài liệu của VTV mang tên “Ranh giới”, con mèo ngốc lặng thinh. Những suy nghĩ về đủ loại vấn đề đang chạy trong đầu nó như mớ bòng bong, nó không biết phải diễn tả như thế nào, giống như những cuộn len đủ màu sắc bị mắc vào nhau tạo ra một vũ trụ hỗn độn trong tâm trí nó vậy. Nó nghĩ về cuộc đời, về thế giới rồi về bản thân mình trong khoảng thời gian này, đúng hơn là trong năm nay – năm 2021.
Một năm thật sự “toxic”!
Đó là từ chính xác nhất để diễn tả cuộc đời nó và cả thế giới trong năm nay. Người ta nói 2020 chỉ là trailer của 2021 quả đúng thật. Papa nó cũng bảo “Tí hư, Sửu hao, Dần bất lợi”, phải 3 năm liên tiếp như vậy rồi mọi chuyện mới phục hồi dần được. Nó có chút sợ hãi cho năm sau, chỉ mong tương lai có chiều hướng tốt đẹp hơn, chứ nếu cứ như năm 2021 thì thật sự quá sức “độc hại”, mà chữ “độc hại” trong năm nay lại gắn liền với 2 chữ cái khác, như kiểu keo dính chuột vậy. Đó là 2 chữ:
“NGHỆ SĨ”
2021 là năm cả chục “nghệ sĩ” – từ Việt Nam đến thế giới và cả những người gần con mèo ngốc nhất nữa - sống “thật”, hay đúng hơn là bị lột ra bộ mặt “thật”. Những chiếc mặt nạ hoàn hảo cứ từ từ nứt vỡ, những hình tượng đã từng truyền cảm hứng và là tấm gương cho biết bao nhiêu người cũng sụp đổ. Nó cũng chẳng quan tâm đến những màn đấu đá sặc mùi drama trên mạng xã hội cho lắm, vì cuộc đời nó đã đủ drama rồi, nhìn thấy những tin tức như vậy chỉ khiến nó mệt mỏi thêm, hèn gì Mặt trời của nó mới tránh xa mạng xã hội với lý do là “full of trash”. Ai đúng ai sai với nó cũng không quan trọng mấy, nó chỉ thấy sợ hãi cái cảnh loài người cứ không ngừng đấu đá rồi tổn thương nhau bằng cách này hay cách khác. Nó nhớ lại trong bộ truyện tranh Vua sư tử nó từng đọc lúc bé, Sư tử mẹ đã nói với con nó rằng:
“Con biết không? Loài người chính là sinh vật đáng sợ nhất trên thế giới. Động vật chúng ta giết nhau là để ăn thịt, còn con người giết hại lẫn nhau chẳng vì gì cả!”.
Vì sao vậy nhỉ? Sao con người cứ không ngừng tổn thương nhau như vậy? Mà đáng sợ hơn là họ tổn thương người khác trong một vỏ bọc nhân cách hoàn hảo mang danh “Nghệ sĩ”. Con mèo ngốc thấy thật buồn, nó cũng từng quyên góp cho những người đó nhiều lần. Nó đặt rất nhiều niềm tin ở những người nghệ sĩ đó, và một người “nghệ sĩ” khác nữa. Nhưng sau cùng thì tất cả đều phản bội lại niềm tin của nó, nó tự hỏi nếu như nó không bao giờ biết được bộ mặt thật của họ, liệu thế giới của nó có tốt đẹp hơn không? Giống như một người bạn của nó đã từng nói:
“Trên đời này chỉ có 2 loại đàn ông, đàn ông lừa dối và đàn ông lừa dối bị phát hiện, và người phụ nữ bị lừa đến cuối đời là người phụ nữ hạnh phúc nhất thế gian này”.
Giống như “đàn ông” trong câu nói trên, nếu những người nghệ sĩ đó có thể lừa cả thế giới đến cuối đời thì phải chăng sẽ “đẹp cả đôi đường”? Người quyên góp cũng sẽ an nhiên vì tin rằng lòng tốt của mình đã được trao đi đúng cách, đúng người; còn người nghệ sĩ vẫn thảnh thơi tận hưởng số lợi nhuận chảy vào trong túi mình mà không chút áy náy? Con mèo ngốc không biết có tồn tại người phụ nữ bị lừa hạnh phúc như trong lời nói thật không, nhưng có vẻ “giấy không gói được lửa”. Kẻ có tâm hồn bị vẩn đục thì chẳng thể dùng “rèm thưa che mắt thánh” được. Thật đáng tiếc, con mèo ngốc nghĩ có lẽ những người “nghệ sĩ” đó cũng từng có một thời sống hết mình vì ước mơ cống hiến và giúp đỡ mọi người xung quanh với tấm lòng chân thật nhất. Nhưng có lẽ sự khắc nghiệt của cuộc sống đầy cám dỗ này đã đưa họ vào cái bẫy nhân cách khiến họ đánh mất đi linh hồn mình. Vậy nên không phải người nghệ sĩ nào cũng có thể giữ cho linh hồn mình nguyên vẹn trước những cạm bẫy ngọt nào của cuộc đời. Có điều nếu đã vậy,
Xin đừng gọi bản thân là “nghệ sĩ” nữa!
Một danh xưng đẹp đẽ đến như thế, thật sự không nên làm nhơ nhuốc nó với những tâm hồn đen tối kia. “Nghệ sĩ” là những người có nhân cách tử tế, tấm lòng tình nghĩa, tâm hồn mộng mơ với khao khát tìm kiếm tự do đích thực. Giá mà tất cả những người nghệ sĩ đều có thể giữ vững tâm hồn mình cứng cáp như Mặt trời của mèo ngốc thì thế giới này sẽ tốt đẹp biết bao. Chữ “nghệ sĩ” chỉ xứng với những ai giống như Mặt trời và người bạn rất thương của nó thôi, nó không thích những kẻ cứ nổi lên tự xưng mình là “nghệ sĩ” rồi làm đủ thứ chuyện toxic xấu xa bôi nhọ danh xưng đó như vậy, khiến cho người ta cảm giác nó rất rẻ rúng và đáng bị khinh thường. Rồi chính vì những tên “nghệ sĩ” giả danh đó, mà từ giờ sẽ có những lòng tốt không biết nên trao đến ai cả, vì niềm tin của họ đang dần bị mai một đi rồi. Lần tới con mèo ngốc nên trao chút tấm lòng nhỏ bé của nó cho ai nhỉ? Quyên góp cho “bên trên”? Có chắc là mọi thứ sẽ nguyên vẹn và đến được người cần mà không thông qua một đống “bậc thang” và “vòi nước” hay không?
Cái cách mà thế giới này vận hành chắc ai cũng biết chứ không chỉ riêng con mèo ngốc. Lẽ dĩ nhiên nó rất yêu thương xứ sở của nó, có điều có những thứ chúng ta nên mở to mắt ra mà nhìn những thực tế vẫn còn tồn tại chứ không phải tự vỗ ngực tung hô một cách mù quáng như những “patrioteer”. Con mèo ngốc có cơ hội được ra khỏi “giếng” để nhìn thấy bầu trời rộng lớn, nó gặp những người ở tầm vóc hoàn toàn khác, những người dạy cho nó biết những sự thật về xứ sở của nó, tốt ở đâu, không tốt ở đâu và thế hệ trẻ như nó cần làm gì để khiến cho xứ sở đó tốt đẹp hơn. Con mèo ngốc không chắc nó có cái năng lực cao cả đó không, vì nó chỉ như giọt nước trong đại dương hay hạt cát trong sa mạc, nhưng nó chỉ thấy may mắn vì mình thấy được những sự thật mà những kẻ ở đáy giếng kia không thấy, hoặc dù có thấy nhưng vẫn cứng đầu tin vào những gì mình nghĩ một cách mù quáng. Chỉ khi nhìn nhận vấn đề đúng cách thì ta mới có thể có những cách giải quyết đúng hướng được. Vì thế nên con mèo ngốc chẳng bao giờ “bỏ trứng vào chung 1 giỏ”, nó chia “rổ trứng” đó ra gửi đến nhiều nơi thông qua những đối tượng khác nhau mà nó cảm thấy có thể tin tưởng. Giống như 1 canh bạc vậy, đặt ở nhiều cửa thì chắc cũng có vài cửa thắng. Hi vọng rằng một trong số những “quả trứng” đó đã đến được người thật sự cần rồi. Dù sao thì giữa thế giới đầy rẫy sự giả dối này cũng cần một chút niềm tin vào những sự tử tế vẫn còn tồn tại, mong cho những gương mặt tiếp theo mà nó và mọi người chọn để “gửi vàng” thật sự là những “người tử tế” xứng đáng với niềm tin của tất cả. Bởi lẽ “sự thật và dối trá chỉ cách nhau một ranh giới quá mong manh, mà một khi bước qua nó, ta mới nhận ra thế giới này thật xa lạ”.
“RANH GIỚI”
Những ranh giới tồn tại trên thế gian này thật sự rất dễ vỡ. Từ thiên thần thành ác quỷ, từ kẻ ngốc đến thiên tài, từ nghệ sĩ chuyển sang kẻ đốn mạt, cả sự sống cùng cái chết, tình yêu và thù hận – cũng chỉ cách nhau một sợi chỉ mỏng manh mà thôi. Bộ phim tài liệu “Ranh giới” của VTV thật sự gây xúc động mạnh cho con mèo ngốc, không phải là những thước phim về bác sĩ được dựng nên đầy rẫy trên Netflix, mà đây là thế giới thật, những nỗi đau thật. Nhân thế sao lại đau buồn đến thế, con mèo ngốc thấy thật thương cho những nữ bệnh nhân phải từ bỏ sinh linh trong bụng mình để níu lấy sự sống cuối cùng, cả những chiến binh áo trắng gồng mình làm việc với 300% công suất để giành lấy hơi thở cho từng bệnh nhân nữa. Quả thật chỉ những khoảnh khắc như này chúng ta mới thấy được những nhân cách thực sự tỏa sáng mà không phải qua những tờ giấy sao kê hay những đoạn phim được livestream chỉn chu của cả ê kíp. Giống như “không có chiến tranh thì làm sao có anh hùng” vậy. Nhưng nếu có thể, thì con mèo ngốc ước cho chiến tranh và những thước phim với câu chuyện đau buồn kia đừng bao giờ tồn tại. Sao lại ra nông nỗi này nhỉ? Xứ sở của nó từng được tung hô là một điểm sáng trong công tác chống dịch trên toàn thế giới, nó đã từng cảm thấy may mắn và tự hào biết bao khi được trở về và sống trong lòng quê hương. Vậy mà cục diện năm 2020 và 2021 cứ như bị đảo ngược hoàn toàn vậy, năm 2020 trong lúc cả thế giới lao đao thì đất nước của nó vẫn bình ổn, đến khi thế giới đã bắt đầu bình ổn thì đất nước của nó lại lao đao với chỉ số phục hồi sau Covid đứng cuối cùng trên bảng xếp hạng 121 quốc gia trên thế giới (Theo báo cáo của Nikkei Asia, 2021).
Nó tự hỏi nếu chúng ta không ngủ quên trên chiến thắng, và chính sách tiêm vắc xin được triển khai sớm hơn lúc dịch bệnh vẫn còn chưa quá “toang”, thì sẽ có bao nhiêu sinh mạng được cứu? Hàng trăm, hàng ngàn, hay thậm chí là hàng chục ngàn? Như thế những người mẹ vẫn giữ được đứa con trong bụng mình, cả cô chú vô gia cư cũng vẫn sẽ hạnh phúc ở bên nhau, những cảnh đau buồn trong bộ phim tài liệu ấy cũng sẽ không diễn ra. “Bình tĩnh và tin tưởng vào...”, dựa vào cái gì mà đặt được niềm tin như vậy nhỉ? Có bao nhiêu sinh mạng đã nằm xuống rồi? Hình như là hơn 10 ngàn, và vẫn tiếp tục gia tăng. Thật buồn làm sao, sẽ tiếp tục tái diễn những câu chuyện trong cuốn phim đó – cảnh người cha khóc nấc trong đau đớn khi biết tin dữ, ngay cả nhìn mặt con gái mình lần cuối cùng cũng không thể nữa. Đau đớn biết mấy khi người đầu bạc phải tiễn người tóc xanh. Người chết là hết, nhưng kẻ ở lại mới thật sự phải chịu đau đớn đến tận cùng. Con mèo ngốc tưởng tượng ra cảnh nếu nó không còn nữa, ba mẹ của nó sẽ đau lòng biết bao. Nó không biết nó có thể hạnh phúc hay không, nhưng ba mẹ của nó nhất định phải hạnh phúc. Họ đã dành cả cuộc đời để làm quá nhiều thứ cho nó, nó không muốn thấy họ phải buồn dù vì bất cứ lí do gì đi nữa. Ngay cả những câu chuyện đau khổ của nó, gia đình nó cũng không biết lấy nửa chữ, vì con mèo ngốc không muốn ba mẹ nó phải lo lắng cho nó. Nó đã từng nhìn thấy cảnh mẹ nó khóc gọi điện cho 1080 xin tư vấn về chị gái của nó vì chị nó cũng “trồng cây si” với một kẻ không ra gì. Vậy nên con mèo ngốc phải giấu tất cả, ngay cả khi mắt nó sưng lên như 2 quả trứng nó cũng chỉ có thể trấn an ba mẹ với lí do “một đêm mất ngủ”, hay cả những lần trùm chăn khóc nấc trong đêm khuya để cả nhà nó không ai nghe thấy, hay đeo lên gương mặt tươi cười giả dối những lần đối diện với ba mẹ nữa. Nó nghĩ chỉ cần ba mẹ nó yên lòng, thì dù trái tim có vỡ tan nó vẫn có thể mang cái mặt nạ cười đó đến cuối đời. Thật may mắn vì đến cuối cùng con mèo ngốc vẫn lựa chọn tiếp tục ở lại với cuộc sống, bởi chẳng có lí do gì để tổn thương những người yêu thương và hi sinh quá nhiều vì nó như ba mẹ nó cả. Con mèo ngốc có lẽ đã đúng đắn khi không bước qua ranh giới sinh tử đó, nhưng nó lại phải chứng kiến sự nứt vỡ của rất nhiều ranh giới khác trong khoảng thời gian này.
Những ranh giới bị phá vỡ trong năm 2021 mà con mèo ngốc phải chứng kiến đa phần đều đổ về phía tiêu cực, khiến nó thực sự cảm thấy sợ hãi thế giới, đúng hơn là sợ hãi con người sống trong thế giới này. Dù gì mọi chuyện cũng đã xảy ra, và những sinh mạng đã nằm xuống không thể sống lại được nữa. Vậy mà trong lúc những chiến binh ở tuyến đầu đang nỗ lực từng giây phút, cống hiến từng giọt sức lực để cứu những người bệnh còn lại, thì lại có vô số kẻ vì sự ích kỷ của bản thân mình mà không ngừng làm tổn thương cuộc đời người khác. Con mèo ngốc cảm thấy ngột ngạt với những drama ngập tràn trên mạng xã hội những ngày gần đây, cuộc đời có bao nhiêu để phí hoài đâu? Một ngày khi nằm trên giường bệnh liệu ta có tự hỏi bản thân tại sao không sống để yêu thương mà lại sống để gây tổn thương? Mục đích tồn tại của mỗi con người là gì? Và tại sao những con vật hay thú cưng lại không thể sống lâu như con người?
“Người ta được sinh ra để sống một cuộc đời tốt đẹp - chẳng hạn như luôn yêu thương và đối xử tốt với mọi người. Ừm, những chú chó đã biết làm điều đó rồi, thế nên chúng không cần phải sống lâu như chúng ta”.
Đó là lời nói của một cậu bé 6 tuổi khi chú chó cưng của cậu qua đời. Có lẽ chú chó ấy từ trên thiên đường cũng đã mỉm cười khi nhìn thấy cậu chủ của mình có được những suy nghĩ cao đẹp và tử tế như vậy. Đến cả loài vật còn biết chân lý đó, nhưng lại có những người sống chẳng tử tế bằng 1 con vật, phải chăng vì thế nên thượng đế mới buộc chúng ta tiếp tục sống, để nếm trải những bi ai của trần gian trước khi hiểu ra được chân lý sống tử tế với cuộc đời?. Hi vọng đoạn phim tài liệu ngắn ngủi chưa đến 1 tiếng đồng hồ đó có thể phần nào tẩy đi sự “toxic” của năm 2021 này và thay thế những dối lừa bằng sự chân thật, nhường chỗ cho những nhân cách tươi đẹp thật sự tỏa sáng. Mong sao sẽ có nhiều tấm lòng quý báu được trao cho đúng nơi, mong cho nhiều sinh mạng sẽ được cứu sống, mong cho nhân thế này bớt đau thương hơn, mong cho mọi người đều biết học cách yêu thương và đền đáp. Bởi lẽ,
“Đã là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không trả?
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
#prayforhumankind
#10092021
1 note
·
View note